Khởi nghiệp đang là xu hướng được mọi người lựa chọn. Khởi nghiệp làm chủ sẽ gặp phải nhiều khó khăn nhưng thành công sẽ đem đến “quả ngọt” tuyệt vời. Một trong những yếu tố đóng góp vào sự thành công khi khởi nghiệp chính là tinh thần của các startup. Tinh thần khởi nghiệp càng lớn sẽ thúc đẩy ý chí thành công càng cao.
Tinh thần khởi nghiệp – Động lực cho các startup
Khởi nghiệp vốn là một hành trình gian nan với nhiều thử thách. Để vượt qua được chặng đường khó khăn khi bắt đầu khởi nghiệp không chỉ cần đến vốn, định hướng phát triển mà còn bao gồm cả tinh thần.
Tinh thần khởi nghiệp chính là động lực để các startup không ngừng nỗ lực phát triển. Tinh thần được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ cá nhân đến tổ chức. Dựa vào tinh thần để biến các ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực.
Có thể thấy, tinh thần trong khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng, quyết định lớn tới sự phát triển, thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Yếu tố tinh thần còn là cầu nối giữa cung và cầu. Từ đó giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình khởi nghiệp hiệu quả hơn.
Tinh thần khởi nghiệp được biểu hiện qua các mức độ nào?
Tinh thần khởi nghiệp được biển hiện dưới 5 mức độ khác nhau. Cụ thể:
- Mức độ xuất sắc: Tinh thần ở mức độ này sẽ giúp bạn có sự tự tin cao, dễ dàng truyền đạt ý tưởng, thuyết phục người khác. Các startup đạt mức tinh thần này sẽ có khát khao mãnh liệt với khởi nghiệp. Đồng thời, sở hữu tầm nhìn dài hạn, chiến lược kinh doanh tốt.
- Mức độ tinh thần tốt: Startup có tinh thần này có thể chủ động đối mặt với khó khăn và vượt qua dễ dàng. Họ luôn chủ động tìm kiếm các cơ hội để khởi nghiệp. Quyết định nhanh, dứt khoát và mạnh mẽ để đạt được mục tiêu đề ra. Đồng thời, họ có cho mình kế hoạch dự trù khi phát sinh các rủi ro trong quá trình khởi nghiệp.
- Mức độ tinh thần khá: Tinh thần khởi nghiệp ở mức độ này sẽ vẫn làm chủ được tình huống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn sẽ cần đến sự hướng dẫn của người khác. Biết tận dụng cơ hội để phát triển. Họ có khả năng phân tích, nhận định tình huống một cách toàn diện để xử lý tốt hơn.
- Mức độ tinh thần cơ bản: Cá nhân sở hữu biểu hiện tinh thần khởi nghiệp ở mức độ này sẽ cần có người hướng dẫn để vượt qua khó khăn. Họ là những người có tư duy sáng tạo tốt, biết cách giải quyết các rủi ro một cách linh hoạt.
- Mức độ kém: Tinh thần khởi nghiệp chưa cao và cần sự hướng dẫn của người khác.
Cách thức xây dựng tinh thần khởi nghiệp trong doanh nghiệp
Tinh thần để khởi nghiệp là một phần quan trọng đối với các startup. Tuy nhiên, để tạo nên một tinh thần khởi nghiệp to lớn, bền vững không phải là điều đơn giản. Để giữ vững và lan tỏa tinh thần startup đến tất cả mọi người trong doanh nghiệp, bạn cần phải thực hiện những điều sau:
Tuyển chọn nhân viên có tinh thần khởi nghiệp
Để duy trì tinh thần startup bền vững trong công ty bạn nên lựa chọn những nhân viên nhiệt huyết, tràn đầy năng lượng và tinh thần khởi nghiệp. Những nhân viên này sẽ tăng cường sức mạnh, tinh thần phát triển cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ thường có tính sáng tạo, sự tò mò mang đến nhiều giá trị thiết thực cho công việc.
Người có tinh thần về khởi nghiệp mạnh mẽ thường đưa ra những ý tưởng thú vị, hiệu suất công việc cũng cao hơn. Tuy nhiên, tinh thần chỉ là một yếu tố cần trong điều kiện tuyển nhân sự. Bạn cần dựa vào các tiêu chí khác khi tuyển nhân viên cho doanh nghiệp.
Xây dựng văn hóa khởi nghiệp trong công ty
Xây dựng văn hóa khởi nghiệp là yếu tố cần thiết để đánh thức tinh thần startup. Để xây dựng văn hóa khởi nghiệp đòi hỏi người quản lý phải linh hoạt trong việc tạo môi trường làm việc năng động, trẻ trung và thoải mái. Từ đó mang đến cho nhân viên sự thoải mái, vui vẻ và có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn.
Quản lý khoa học
Bạn sẽ phải học cách để trở thành một người quản lý giỏi. Người quản lý cần quan tâm, thấu hiểu nhân viên. Trở thành động lực giúp nhân viên vượt qua giai đoạn khó khăn. Điều này mang đến cho nhân viên tinh thần tốt nhất để giải quyết công việc hiệu quả. Đồng thời, kích thích tinh thân khởi nghiệp trong họ trở nên mạnh mẽ và sôi nổi hơn.
Tránh tình trạng quản lý chặt chẽ quá mức với nhân viên, luôn tỏ thái độ khó chịu trong công việc. Điều này sẽ khiến cho nhân viên mất dần tinh thần, áp lực và chán nản với công việc được giao phó. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu suất và sự phát triển của doanh nghiệp.
Có thể thấy tinh thần khởi nghiệp là yếu tố không thể thiếu đối với các startup. Tinh thần này càng mạnh mẽ, bền vững sẽ càng nâng cao cơ hội thành công trong hành trình khởi nghiệp.