Khởi nghiệp là lựa chọn khá hấp dẫn và nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người. Khởi nghiệp thành công mang đến cho bạn nguồn thu nhập lớn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khởi nghiệp là một hành trình khó khăn, đầy thử thách. Để phát triển vững vàng, thành công bạn cần chuẩn bị rất nhiều yếu tố trong suốt hành trình khởi nghiệp.
Video Cần chuẩn bị gì cho hành trình khởi nghiệp thành công?
Ý tưởng startup – Mở đầu cho hành trình khởi nghiệp
Khởi nghiệp sẽ được bắt đầu từ những ý tưởng. Có rất nhiều ý tưởng khởi nghiệp bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Nhưng không phải ý tưởng nào cũng khả thi và đem lại thành công.
Thực tế việc xây dựng nên ý tưởng khởi nghiệp đã khó nhưng để đưa ý tưởng đó đi vào hoạt động sẽ còn khó hơn rất nhiều lần. Bởi vậy, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi quyết định chọn ý tưởng để khởi nghiệp.
Một ý tưởng khởi nghiệp tốt sẽ là nền tảng vững vàng cho quá trình startup trong tương lai. Hãy cân nhắc các thế mạnh, kiến thức, kinh nghiệm, xu hướng phát triển của xã hội để đưa ra những ý tưởng khởi nghiệp hay, tiềm năng thành công cao.
Kế hoạch khởi nghiệp chi tiết cho hành trình khởi nghiệp
Khởi nghiệp muốn thành công sẽ cần đến một bản kế hoạch chi tiết. Bản kế hoạch khởi nghiệp sẽ giống như “tấm bản đồ” định hướng chính xác cho hành trình khởi nghiệp.
Bên cạnh đó, với bản kế hoạch khởi nghiệp bạn sẽ xác định rõ về các yếu tố nhân sự, quản lý, định hướng phát triển, nguồn vốn đầu tư, lợi nhuận, rủi ro gặp phải,… Từ đó giúp cho quá trình khởi nghiệp trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Bạn sẽ có thể chủ động khi không may gặp khó khăn ngoài dự tính.
Hãy xây dựng cho mình một bản kế hoạch phù hợp với mô hình khởi nghiệp. Bản kế hoạch này không cần mang tính chất vĩ mô. Thay vào đó, chỉ cần xây dựng bản kế hoạch tổng quát với đầy đủ các yếu tố về định hướng phát triển, mục tiêu cần đạt được, tầm nhìn ngắn hạn, dài hạn ra sao,…
Chuẩn bị vốn khi khởi nghiệp
Để hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp thì bạn cần có vốn. Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong suốt hành trình khởi nghiệp. Khoản vốn này sẽ được sử dụng với các mục đích như nhập nguyên liệu, quảng cáo, thuê mặt bằng, tuyển dụng nhân viên, chi phí phát sinh trong quá trình khởi nghiệp,…
Nguồn vốn có thể được hình thành nhờ vào quá trình tích lũy từ trước. Tuy nhiên, đây có thể là khoản tiền được vay từ ngân hàng, quỹ đầu tư. Dù trong trường hợp nào, bạn cũng cần chuẩn bị một khoản tài chính vững chắc khi khởi nghiệp.
Bên cạnh đó, bạn còn cần một khoản chi phí dự trù. Trong quá trình khởi nghiệp sẽ phát sinh rất nhiều yếu tố. Kinh phí dự trù sẽ là nguồn tài chính giúp bạn xử lý những vấn đề phát sinh bất ngờ mà không gây ra ảnh hưởng quá lớn tới hoạt động kinh doanh.
Đào tạo nhân lực
Trong suốt quá trình khởi nghiệp bạn sẽ cần đến những cộng sự của riêng mình. Những cộng sự này sẽ hỗ trợ bạn trong công việc quản lý, phát triển mô hình khởi nghiệp thành công.
Tùy thuộc vào mô hình khởi nghiệp, bạn sẽ cần đến lượng nhân viên phù hợp. Tuy nhiên, dù số lượng nhân viên đông hay ít, bạn cũng cần đảm bảo về yếu tố chất lượng, chuyên nghiệp. Mỗi một nhân viên đều cần được đào tạo bài bản, chỉn chu trước khi bắt tay vào công việc. Điều này sẽ tạo được dấu ấn tốt đối với khách hàng.
Ngoài ra, nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi sẽ góp phần lớn trong việc thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp. Có thể thấy việc đào tạo nhân lực đóng vai trò khá quan trọng đối với quá trình khởi nghiệp của bạn.
Học tập, tích lũy kinh nghiệm trên hành trình khởi nghiệp
Thiếu kiến thức và kinh nghiệm là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn tới hành trình khởi nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thất bại trong khởi nghiệp dễ gặp phải ở những startup trẻ. Chính vì vậy, trước và trong hành trình khởi nghiệp, bạn phải không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm.
Hãy luôn tìm hiểu, phân tích hướng phát triển phù hợp của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là học tập từ những đơn vị khởi nghiệp cùng lĩnh vực. Thông qua đó bạn sẽ nắm bắt được rất nhiều thông tin, kiến thức hữu ích.
Ngoài ra, trong quá trình khởi nghiệp sẽ có rất nhiều khó khăn, vất vả. Bạn luôn phải giữ cho mình sự bình tĩnh, luôn nỗ lực và không nản lòng. Sau những sai lầm, vấp ngã phải đúc rút ra cho mình kinh nghiệm, phát huy những điều tốt và khắc phục điểm hạn chế để phát triển tốt hơn trong tương lai. Như vậy, khởi nghiệp mới có kết quả tích cực.
Hành trình khởi nghiệp là một “con đường” dài, không bằng phẳng. Đã có rất nhiều người khởi nghiệp thất bại nhưng cũng không ít startup thành công. Nếu bạn đang muốn khởi nghiệp nhưng đang gặp phải hạn chế về vốn, kinh nghiệm hãy hợp tác cùng doanh nghiệp lớn để học hỏi và tích lũy thêm về tài chính. Ngũ cốc ZenA đang tuyển đại lý phân phối sản phẩm bột ngũ cốc tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo để tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp thành công trong tương lai.