8 Bước quan trọng khi xây dựng kế hoạch khởi nghiệp

Để biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực hóa thành công, đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Trong đó, xây dựng kế hoạch khởi nghiệp là yếu tố then chốt không thể thiếu. Bản kế hoạch này không chỉ là “sơ đồ hướng dẫn” những bước khởi nghiệp đầu tiên mà còn là nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển về sau. Để hình thành một bản kế hoạch startup hiệu quả sẽ cần đến 8 bước quan trọng sau đây.

Video 8 Bước quan trọng khi xây dựng kế hoạch khởi nghiệp

Lên ý tưởng để khởi nghiệp

Ý tưởng là yếu tố mở đầu cho quá trình khởi nghiệp. Đây là yếu tố xương sống để xây dựng bản kế hoạch. Dựa vào ý tưởng khởi nghiệp, mọi người sẽ đưa ra mục tiêu, định hướng phát triển cụ thể.

Ý tưởng về khởi nghiệp không bị giới hạn. Mọi người có thể đưa ra những ý tưởng lớn hoặc nhỏ phụ thuộc vào đam mê, thế mạnh, kiến thức, kinh nghiệm, thực trạng xã hội, nhu cầu khách hàng,… Bạn có thể mạnh dạn đưa ra những ý tưởng khởi nghiệp của bản thân. Những ý tưởng mới, độc đáo sẽ mang đến cơ hội thành công khá lớn nhờ vào sự “riêng biệt” về sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp.

Ý tưởng là bước đầu tiên khi lên kế hoạch khởi nghiệp
Ý tưởng là bước đầu tiên khi lên kế hoạch khởi nghiệp

Đặt ra mục tiêu phát triển theo từng giai đoạn khởi nghiệp

Trong bản kế hoạch khởi nghiệp sẽ không thể thiếu được tầm nhìn và mục tiêu. Đây là những yếu tố giúp cho hành trình khởi nghiệp phát triển bền vững theo thời gian. Đồng thời, tạo nên động lực để các startup nỗ lực phấn đấu.

Mục tiêu phát triển trong kinh doanh của các tổ chức thường được xác định dựa trên nguyên lý SMART, cụ thể:

  • Specific: Mục tiêu đặt ra phải rõ ràng, chi tiết và dễ nắm bắt
  • Measurable: Xác định cụ thể về số lượng, tiêu chí và thời gian hoàn thành mục tiêu
  • Achievable: Mục tiêu đảm bảo về tính khả thi khi áp dụng vào thực tế
  • Relevant: Đảm bảo phù hợp với thị trường, tầm nhìn trong tương lai,…
  • Time bound: Các mốc thời gian được vạch ra rõ ràng, cụ thể. Đặc biệt là trong các giai đoạn quan trọng.
Đặt ra mục tiêu và định hướng phát triển
Đặt ra mục tiêu và định hướng phát triển

Tìm hiểu về các lợi thế khởi nghiệp trong thực tế

Lợi thế kinh doanh là yếu tố quan trọng khi khởi nghiệp. Bởi khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Những lợi thế là yếu tố giúp bạn có được sự hỗ trợ, giảm thiểu rủi ro.

Ngoài ra, yếu tố lợi thế sẽ là điểm khác biệt, thu hút sự quan tâm chú ý của khách hàng. Theo đó, mọi người sẽ nhanh chóng biết đến bạn nhiều hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, các startup cần nắm bắt được những lợi thế của riêng mình khi bắt đầu khởi nghiệp.

Phân tích thị trường khi lập kế hoạch khởi nghiệp

Thị trường chính là “không gian” doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp cần nắm bắt rõ thị trường để có hướng phát triển đúng đắn. Trong bản kế hoạch khởi nghiệp, các startup cần phân tích rõ 3 yếu tố về thị trường gồm:

  • Nhóm đối tượng khách hàng: Khách hàng chính là những đối tượng quan tâm, tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đây là thành phần quan trọng, quyết định trực tiếp tới khả năng thành công khi khởi nghiệp.
  • Yếu tố cung và cầu: Xác định rõ về nguyên liệu đầu vào và lượng sản phẩm sẽ tiêu thụ ra thị trường
  • Đối thủ cùng lĩnh vực: Nghiên cứu thế mạnh, hạn chế của đối thủ để có hướng phát triển đúng của mình. Đúc rút kinh nghiệm và học hỏi thêm từ các đơn vị  khác.
Phân tích thị trường khi lập kế hoạch khởi nghiệp
Phân tích thị trường khi lập kế hoạch khởi nghiệp

Phân tích chi tiết về mô hình khởi nghiệp của chính mình

Không chỉ cần nắm vững thông tin về thị trường, đơn vị đối thủ mà bạn cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng về chính mình. Điều này giúp bạn nắm rõ hướng phát triển, cải thiện sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Từ đó làm nổi bật được ưu thế của đơn vị mình.

Lựa chọn mô hình khởi nghiệp

Xây dựng mô hình khởi nghiệp phù hợp với nguồn vốn, mục đích, đối tượng khách hàng, mặt bằng,… Mô hình khởi nghiệp phù hợp sẽ đem lại rất nhiều lợi thế trong quá trình hoạt động.

Xây dựng kế hoạch khởi nghiệp chi tiết

Sau khi xác định rõ các yếu tố ở trên, bạn sẽ tiến hành xây dựng bản kế hoạch khởi nghiệp cụ thể. Bản kế hoạch sẽ được phân chia thành từng phần riêng, chi tiết.

  • Kế hoạch quảng cáo: giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu ra thị trường 
  • Kế hoạch về đào tạo và quản lý nhân sự: Đào tạo và quản lý đội ngũ nhân viên để  doanh nghiệp phát triển tốt.
  • Kế hoạch quản lý vốn, tài chính: Xác định những nguồn thu, chi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Xây dựng kế hoạch khởi nghiệp chi tiết
Xây dựng kế hoạch khởi nghiệp chi tiết

Triển khai bản kế hoạch

Đây là bước áp dụng các yếu tố trong bản kế hoạch vào thực tế. Các bước triển khai cần phù hợp với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, bạn cũng cần sự linh hoạt để thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp, xu hướng phát triển của thị trường chung.

Trên đây là các bước cơ bản để hoàn thiện kế hoạch khởi nghiệp. Lập bản kế hoạch đóng vai trò quan trọng, quyết định lớn tới sự thành công của quá trình khởi nghiệp. Tuy nhiên, các startup cũng cần có sự linh hoạt, thường xuyên theo dõi thay đổi của thị trường để có hướng xử lý tối ưu, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *